Phòng chống mối cho cây trồng là một hạng mục vô cùng quan trọng trong nông – lâm nghiệp để ngăn chặn sự cắn phá của mối và đảm bảo năng suất của cây trồng.
Chúng ta đều biết rằng mối luôn cắn phá bất cứ thứ gì có chứa xenlulozo để lấy thức ăn. Chính vì vậy các loài cây trồng cũng là “nguồn thức ăn” mà chúng hướng đến. Nhưng việc diệt mối vườn cây không giống như diệt mối cho công trình, không thể diệt tận gốc. Lúc này để bảo vệ cây trồng thì đòi hỏi mọi người cần phải có cách phòng chống loại côn trùng này hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các cách phòng chống mối cho cây trồng được Diệt côn trùng hại chia sẻ dưới đây.
Các loài mối tấn công cây trồng
Trên thực tế mối được biết đến có rất nhiều chủng loại khác nhau, mỗi chủng loại sẽ hướng đến những nguồn thức ăn riêng. Trong đó những loại mối tấn công cây trồng ở nước ta có 2 loại chính là: nhóm mối Macrotermitinae và nhóm mối gỗ ẩm. Việc hiểu rõ chủng loại mối như vậy sẽ giúp chúng ta có thể căn cứ vào các đặc tính của chúng để phòng và diệt mối cho cây phù hợp nhất.
Ví dụ như nhóm mối Macrotermitinae thì bạn có thể sử dụng thuốc diệt mối Mythic hoặc Agenda 25EC để tiêu diệt. Còn đối với nhóm mối gỗ ẩm thì thích hợp sử dụng thuốc diệt mối Mythic hơn. Tuy nhiên đây là những trường hợp mà mối đã tấn công và cắn phá cây cối. vậy để phòng chống mối cho cây trồng thì cần phải làm như thế nào?
Gợi ý top 03 cách phòng chống mối cho cây trồng hiệu quả
Để có thể phòng chống mối hiệu quả cho vườn cây, vườn ươm thì tùy thuộc vào từng loại cây trồng mà chúng ta sẽ có các biện pháp thực thi khác nhau. Cụ thể sẽ được Diệt côn trùng hại chia sẻ trực tiếp dưới đây:
1, Phòng chống mối cho những loại cây ngắn ngày
Đối với các loại cây trồng ngắn ngày như: đậu phộng (lạc), khoai lang, khoai tây,… thì mọi người có thể phòng chống mối bằng cách mua thuốc diệt mối dạng bột như: PMC90. Sau đó rải vào ruộng khi làm đất hoặc trộn đều vào đất rồi phân thành từng rạch để phòng chống mối tấn công. Cách làm này cũng sẽ giúp tiêu diệt những con mối đang có mặt trên mảnh ruộng đó.
2, Phòng chống mối cho cây trồng loại dài ngày
Những loại cây trồng dài ngày hay các cây lấy gỗ như: thông, bạch đàn, cao su,… thì việc phòng chống mối sẽ có phần phức tạp hơn. Đầu tiên là cần vệ sinh sạch sẽ vườn cây để tránh thu hút mối. Nếu trường hợp vườn có dấu hiệu của mối thì nên tìm kiếm và tiêu diệt tổ mối trước khi bắt đầu trồng cây. Sau đó khi tiến hành trồng cây thì có thể trộn thuốc chống mối vào đất trồng để phòng chống mối cắn phá.
Ngoài ra trong quá trình trồng cây thì mới đầu mọi người nên tăng mật độ cây trồng trước rồi mới bắt đầu tỉa thưa. Đặc biệt là với những khu vực thường xuyên bị mối tấn công thì nên lựa chọn những loại cây trồng có khả năng chống mối tốt như: lim, lát, keo,… Bởi mối trong tự nhiên không thể diệt tận gốc.
3, Cách phòng chống mối cho vườn ươm
Trong các vườn ươm, mối thường tấn công vào hạt hoặc các hom giống làm cản trở sự phát triển của cây non cũng như là suy giảm chất lượng cây trồng. Lúc này mọi người có thể phòng chống mối bằng cách sử dụng bột chống mối trộn trực tiếp vào các bầu ươm. Đồng thời cũng tiến hành dọn dẹp vườn ươm sạch sẽ, sử dụng biện pháp hố nhử để tiêu diệt mối có sẵn trong vườn. Cùng với đó là kết hợp với việc phun các loại thuốc chống mối xung quanh vườn để phòng chống.
Hướng dẫn quy trình phòng chống mối cho cây trồng chuyên nghiệp
Cùng với việc nắm rõ các biện pháp thì để chống mối hiệu quả cho cây trồng thì đòi hỏi mọi người cần phải thực hiện một cách khoa học và bài bản. Dưới đây là 03 bước quan trọng trong quy trình chống mối cho cây trồng mà mọi người có thể tham khảo:
- Tiến hành chuẩn bị đất trồng: Đầu tiên mọi người cần phải vệ sinh sạch sẽ khu đất trồng như đào các gốc cây, dọn dẹp rễ – cành – lá cây, phát quang các bụi rậm, bụi cỏ.
- Thực hiện trồng cây phân xanh: Tạo những dải phân cách xưng quanh khu vực trồng cây hay trên các hàng sông với những loại cây phân xanh như: muồn, cốt khí,… Bằng cách này không chỉ có tác dụng lợi nhuận mà còn giúp phân tán khi bị mối tấn công cũng như là phán đoán tình trạng mối.
- Tiến hành xử lý mối: Khi vào mùa đông ít mưa hay thời điểm khô hạn thì cần phải kiểm tra và giám sát tình hình mối. Trường hợp phát hiện có mối tấn công cây thì cần phun trực tiếp thuốc diệt mối để bảo vệ cây. Đồng thời tiến hành diệt và phòng chống mối bằng cách đặt hố nhử với định mức khoảng 20 – 30m2 thì sẽ đặt mối hố.
Trong trường hợp mọi người không tự tin vào kỹ thuật của mình đồng thời muốn đạt hiệu quả diệt mối cao nhất mà tiết kiệm thời gian, công sức thì có thể sử dụng những dịch vụ diệt mối chuyên nghiệp.
Lời kết
Như vậy, trong nội dung bài viết trên đây Diệt côn trùng hại đã chia sẻ với mọi người các phương pháp phòng chống mối cho cây trồng phổ biến và hiệu quả hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc kiểm soát loài côn trùng này và bảo vệ thành quả nông – lâm nghiệp của mình.