Hướng dẫn 03 bước diệt mối cho đê đập hiệu quả và an toàn

Diệt mối cho đê đập là một hạng mục vô cùng quan trọng và rất cấp thiết để tránh loài côn trùng tấn công khiến cho đê đập bị nứt nẻ hay sụt lún rất nguy hiểm.

Có thể thấy sức phá hoại của loài mối là một điều rất khủng khiếp. Tuy nhiên sự tàn phá này không chỉ dừng lại ở việc cắn phá những món đồ dùng, nội thất bằng gỗ hay kiến trúc nhà ở, vườn ươm hoặc cây trồng,… Mà mối còn làm ảnh hưởng đến các hạng mục đê đập, gây sụt lún hay nứt nẻ phần thân đê vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy việc diệt mối cho đê đập trở thành hạng mục quan trọng và rất cấp thiết.

Tính cấp thiết của việc diệt mối cho đê đập

Tính cấp thiết của diệt mối cho đê đập
Tính cấp thiết của diệt mối cho đê đập

Hầu hết mọi người đều biết rằng đất nước ta có hệ thống sông ngòi chằng chịt với rất nhiều con sông lớn nhỏ. Điều này đã mang đến nguồn đất phù sa màu mỡ giúp nền nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên bên cạnh đó thì điều kiện tự nhiên này cũng mang đến nhiều hiểm hoạ vào mùa mưa khi gây ngập úng tại những khu vực hạ lưu, vùng trũng. Để khắc phục vấn đề này, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống các đê ngăn nước và đập chứa nước.

Vậy điều gì đã khiến cho mối tấn công đê đập? Trên thực tế mối không tấn công các khu vực đê đập để tìm kiếm thức ăn mà là để trú ngụ. Bởi tại những khu vực này đất rất ẩm ướt nên chính là điều kiện lý tưởng cho chúng sinh sản và phát triển. Lúc này chúng sẽ đào tổ bên dưới lòng đất, từ đó tạo nên những khoảng trống rỗng khiến cho đê điều bị nứt nẻ hay sụt lún rất nguy hiểm. Chính vì vậy diệt mối cho đê đập trở nên rất cấp thiết.

Hướng dẫn 3 bước quan trọng trong quá trình diệt mối cho đê đập

Cùng với tính cấp thiết của diệt mối đê đập như trên thì việc làm này cần triển khai càng sớm, càng tốt. Tuy nhiên trong quá trình xử lý mối cho đê điều gồm có 2 khu vực là phần thân đê và xung quanh đê.

Theo quy định trong tiêu chuẩn ngành 14 TCN 88-93 thì việc xử lý mối tại những khu vực khác nhau là khác nhau. Yêu cầu đặt ra khi xử lý cho khu vực thân đê chính là tiêu diệt tổ mối là dùng đất sét để bịt kín các phần hang rỗng, còn đối với việc diệt mối xung quanh thì chỉ cần thực hiện diệt mối. Vì vậy, trong nội dung bài viết này Diệt côn trùng hại sẽ chia sẻ với mọi người cách diệt mối cho phần thân đê điều. Theo đó quy trình diệt mối tại khu vực này được thực hiện như sau:

Bước 1: Thực hiện khoan tạo lỗ

Quy trình diệt mối cho đê đập bước khoan tổ mối
Quy trình diệt mối cho đê đập bước khoan tổ mối

Tại bước này, chúng ta cần phải tìm ra vị trí chính xác của tổ mối. Lúc này cách tìm không giống như cách tìm tổ mối trong nhà mà đội ngũ kỹ thuật viên sẽ dựa vào chuyên môn và kinh nghiệm của bản thân để nghiên cứu đường đi của mối để xác định. Sau khi tìm được vị trí cụ thể sẽ sử dụng các thiết bị để khoan một đường ống chạm đến tâm của tổ mối. Mỗi kíp khoan cần thực hiện rộng khoảng 0,5m còn phôi khoan được thực hiện cách lỗ khoan khoảng 0,2 – 0,5m nhằm che tránh sụt lở để khi rút cầu khoan không bị lấp lỗ khoan.

Bước 2: Sử dụng thuốc diệt mối để diệt mối cho đê đập

Quy trình phun thuốc diệt mối cho đê đập
Quy trình phun thuốc diệt mối cho đê đập

Sau khi đã tạo được các lỗ khoan thì chúng ta sẽ tiến hành diệt mối đê điều bằng cách bơm hoặc phun thuốc diệt mối vào tổ thông qua những lỗ khoan này. Tuy nhiên để đảm bảo mang đến hiệu quả tốt nhất thì đòi hỏi cần phải cân nhắc lựa chọn được loại thuốc diệt mối phù hợp. Lúc này các sản phẩm thuốc diệt mối nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật do Bộ nông nghiệp ban hành hàng năm luôn được khuyến cáo sử dụng. Tùy thuộc vào từng loại thuốc mà sẽ có cách sử dụng cũng như là liều lượng pha phù hợp.

Bước 3: Thực hiện lấp tổ mối

Quy trình diệt mối cho đê đập bước phụt sét lấp tổ mối
Quy trình diệt mối cho đê đập bước phụt sét lấp tổ mối

Dù đã diệt được mối nhưng do loài côn trùng này làm tổ đã khiến cho đê điều có những lỗ trống có thể gây nứt vỡ hoặc sụt lở rất nguy hiểm. Chính vì vậy lúc này chúng ta cần phải lấp các tổ mối này bằng cách phụt sét. Muốn vậy thì đầu tiên chúng ta cần phải tạo dung dịch vữa sứt với tỷ trọng dung dịch sau khi hoàn thiện là từ 1,2 – 1,3g/cm3. Định mức sét sử dụng trung bình khoảng 300 lít cho một tổ mối.

Trong khi phun, áp lực phụt sét cần phải từ từ tăng lên và giá trị tối đa là 2at. Khi tiến hành tạo dung dịch nếu xuất hiện tình huống dung dịch vữa sét bị trào ra ngoài lỗ thì cần phải khắc phục bằng cách dùng đầm nền mặt phản áp.

Lời kết

Như vậy, trong nội dung bài viết trên đây Diệt côn trùng hại đã chia sẻ với mọi người top 03 bước quan trọng trong quá trình diệt mối cho đê điều của các đơn vị chuyên nghiệp. Mong rằng cùng với những thông tin này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc tiêu diệt mối và bảo vệ môi trường sống của bản thân. Ngoài ra nếu mọi người không có chuyên môn trong việc kiểm soát, diệt trừ hay phòng chống loại côn trùng đáng ghét này thì có thể sử dụng các dịch vụ diệt mối tận gốc chuyên nghiệp và uy tín của Diệt côn trùng hại.

Gửi đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *