Chống mối nền móng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng công trình để giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng tránh được sự tấn công và phá hoại từ mối.
Nhiều người thường nghĩ rằng sức ảnh hưởng của mối thường chỉ dừng lại ở việc tấn công các món đồ dùng, nội thất hay giấy tờ trong nhà. Trên thực tế tính phá hoại của mối còn tác động trực tiếp đến kết cấu, cơ sở hạ tầng của chính công trình nhà ở. Lúc này, thiệt hại mà mối mang đến không chỉ về tài sản, tiền của mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính an toàn và tính mạng của những người đang sinh sống trong nhà. Chính vì vậy việc chống mối nền móng giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng rất được các gia đình chú trọng.
Lý do cần phải tiến hành chống mối nền móng
Mối được biết đến là một loài côn trùng tuy không mang độc tố nhưng lại khiến các gia đình e sợ bởi sức phá hoại vô cùng mạnh mẽ. Loại công trùng này thường sinh sống theo bầy đàn với số lượng rất lớn nên có thể nhanh chóng tàn phá một ngôi nhà trong thời gian ngắn. Lúc này nhiều người thường thắc mắc rằng mối tấn công vào nhà bằng cách nào khi ngay cả những công trình cao tầng cũng có sự xuất hiện của mối.
Trên thực tế mối xâm nhập vào nhà thông qua các kết cấu kiến trúc rồi mới tấn công đến những món đồ dùng gỗ trong nhà. Theo đó dù là nền móng được xây dựng bằng bê tông, xi măng hay đá thì mối vẫn có thể đục qua. Thời gian lâu dần không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn khiến nền móng bị hỏng, thiếu chắc chắn và dễ sụp đổ. Từ đó làm ảnh hưởng đến tính vững chắc, an toàn của công trình cũng như là nguy hiểm đến tính mạng. Chính vì vậy chống mối nền móng trở thành hạng mục rất quan trọng.
Xem thêm: Chia sẻ top 07 cách chống mối cho gỗ đơn giản mà hiệu quả
Hướng dẫn 3 khâu phòng chống mối nền móng hiệu quả
Trên thực tế, tuỳ thuộc vào từng loại hình kiến trúc nhà ở cũng như là kết cấu và địa hình thì cách xử lý phòng chống mối sẽ có sự khác biệt. Nhưng nhìn chung về mặt kỹ thuật thì việc phòng chống mối cho nền móng công trình xây dựng thường sẽ được thực hiện theo 3 khâu chính như sau:
1, Xử lý phòng chống mối cho đất nền
Trong quá trình san lấp mặt bằng để làm nền móng, nếu phát hiện tổ mối thì mọi người cần phải tiến hành phun diệt toàn bộ tổ mối. Đồng thời mọi người cũng cần phải loại bỏ những nguồn thức ăn của mối như tàn dư thực vật, ván cốt pha bị kẹt lại. Trường hợp những tấm cốt pha không rút ra được thì phải phun thuốc chống mối cũng như là xử lý mối dọc theo mạch phòng lún.
Đối với những tình huống sử dụng móng cọc tre, nếu mạch nước ngầm dâng cao thì không cần phải xử lý. Tuy nhiên nếu trường hợp đóng móng cọc tre trong nền đất thì các cọc tre trước khi được đóng cần phải tiến hành ngâm thuốc phòng chống mối.
2, Tiến hành chống mối nền móng bằng cách đào hào
Một khâu quan trọng giúp phòng chống mối hiệu quả cho nền móng chính là đào hào chống mối. Tại khâu này được chia thành 2 loại hào khác nhau như sau:
Đào hào ngoài để chống mối
Lúc này mọi người sẽ tiến hành đào các hàng rào đất ở xung quanh mép ngoài sát với công trình thi công. Hào đào thường rộng khoảng 40cm và sâu tầm 80cm. Sau khi hoàn tất đào hào, mọi người có thể sử dụng các loại thuốc phòng chống mối dạng nước như: Lenfos 50EC, Agenda 25EC hoặc Map Sedan 48EC để phun vào hào. Cuối cùng là lấp đất kín lại để giúp phòng chống mối.
Đào hào trong để chống mối nền móng
Theo như tên gọi thì đào hào trong tức là mọi người sẽ tiến hành đào những hào chống mối dọc theo những bức tường bên trong công trình. Loại hào nào thì mọi người nên đào rộng khoảng 50cm và sâu tầm 40cm. Sau khi đào xong tiếp tục sử dụng các loại thuốc chống mối dạng dung dịch phun xuống dưới trước rồi mới lấp đất lên.
3, Tiến hành xử lý mối cho các cấu trúc tiếp xúc với đất nền
Bên cạnh việc xử lý mối trong phần đất nền thì mọi người cũng cần chú trọng đến việc phòng chống mối cho những cấu trúc tiếp xúc với phần đất nền như phần chân tường. Thực tế cho thấy dù mối có thể tấn công xuyên qua những lớp vữa thông thường nhưng lại không thể đục được lớp vỡ mác cao. Vì vậy tại những phần chân tường cũng như là các cấu trúc tiếp xúc với nền thì mọi người nên sử dụng một lớp vữa mác cao để cách ly nhằm phòng chống mối tốt nhất.
Lời kết
Như vậy, thông qua nội dung bài viết trên đây Diệt côn trùng hại đã chia sẻ với mọi người 3 khâu quan trọng khi tiến hành chống mối nền móng cho các công trình xây dựng. Bằng những phương pháp này sẽ giúp mọi người bảo vệ phần kết cấu hạ tầng không bị mối tấn công, từ đó giúp công trình luôn chắc chắn, vững chãi để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nếu mọi người muốn kiểm soát mối hiệu quả thì có thể tham khảo các dịch vụ diệt mối tận gốc tại nhà chuyên nghiệp của chúng tôi để giúp tiêu diệt và phòng chống mối toàn diện hiệu quả nhất.